Cách phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả

Cách phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả

Cách phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả

Sâu cuốn lá nhỏ, một loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây lúa, là mối quan tâm lớn của nông dân. Đặc biệt trong các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông, khi sâu cuốn lá nhỏ tấn công, cây lúa bị tổn thương và mất khả năng phát triển bình thường, dẫn đến giảm năng suất đáng kể. Trong bài viết này, quý bà con nông dân hãy cùng Minh Long Agro tìm hiểu về cách nhận diện sâu cuốn lá nhỏ, các biện pháp phòng trừ hiệu quả và các sản phẩm đặc trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa một cách hiệu quả.

Thông tin chung về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Tên khoa học     Cnaphalocrocis medinalin
BộPyralidae
HọLepidoptera
Gây hại trên cây trồngLúa

Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

1. Giai đoạn trứng:

  • Trứng của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trắng đục  gần nở thì chuyển sang màu vàng.

2. Giai đoạn sâu non:

  • Màu sắc sâu non hại lúa: Khi mới nở sâu non có màu trắng trong, có thể chuyển sang màu xanh lá khi sâu non ăn lá cây. Khi đẫy sức thì chuyển sang màu vàng, chui ra khỏi bao tìm chỗ hóa nhộng.

 

3. Giai đoạn nhộng:

  • Hình dạng và cấu trúc: Nhộng của sâu cuốn lá nhỏ có cánh mầm, với râu đầu và chân dài vượt qua mép sau của đốt bụng thứ 4, các đốt bụng thứ 6 và 8 thường bị thót vào, tạo thành hình dáng đặc trưng.

  • Lỗ thở: Các lỗ thở nổi lên rõ ràng trên cơ thể nhộng.

  • Bề mặt: Nhộng có thể có màu sắc thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển, thường có bề mặt cứng hơn và có vẻ ngoài giống như vỏ bọc bảo vệ trong quá trình hóa nhộng.

4. Giai đoạn con trưởng thành (bướm, ngài):

  • Màu sắc: Ngài có màu vàng nâu với mép trước cánh trước màu nâu đen.

  • Đặc điểm cánh: Cánh trước và cánh sau của ngài(bướm) có hình tam giác giúp ngài bay nhanh và di chuyển linh hoạt.

Tập quán sinh sống của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa:

Hoạt động của sâu non

Giai đoạn tuổi 1: Sâu non mới nở rất linh hoạt và di chuyển nhanh trên lá và thân cây lúa, tìm kiếm nguồn thức ăn.

Giai đoạn tuổi 2-3: Sâu non bắt đầu nhả tơ để kết nối hai mép lá lại với nhau, tạo thành tổ ẩn náu bên trong. 

Giai đoạn tuổi 4-5: Sâu non tiếp tục nhả tơ để dệt gập lá theo chiều ngang hoặc kết hợp nhiều lá lại thành bao. Khi phát triển đầy đủ, sâu non chuyển màu từ xanh lá mạ sang vàng .

Tập quán gây hại: Sâu non gây hại chủ yếu bằng cách ăn mô lá, để lại lớp biểu bì trắng. Cây lúa bị tổn thương trông xơ xác, giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất. 

Hoạt động của bướm

  • Thời gian hoạt động: Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau.

  • Hoạt động sinh sản: Tất cả những hoạt động như giao phối và đẻ trứng thường diễn ra vào ban đêm.

Các biểu hiện của cây lúa khi bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công

Khi cây lúa bị sâu cuốn lá tấn công, bà con nông dân có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Lá bị cuốn: Lá lúa cuốn lại thành ống và dính vào nhau, tạo thành nơi ẩn náu cho sâu cuốn lá nhỏ. 

  • Vết ăn trên lá: Sâu cuốn lá nhỏ gặm nhấm mô lá, tạo ra các vết ăn hình tròn hoặc hình vuông nhỏ trên bề mặt lá.

  • Lá mất màu: Lá lúa chuyển màu vàng hoặc nâu do sâu cuốn lá nhỏ ăn phần xanh của lá, gây tổn thương mô lá.

Tác hại của sâu cuốn lá nhỏ đến cây lúa

  • Suy giảm năng suất: Sâu cuốn lá làm giảm diện tích lá quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến giảm khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng và năng suất.

  • Là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây hại cho lúa: Các vết thương do sâu cuốn lá nhỏ cắn phá trên lá tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây thêm bệnh cho cây.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa: Cây bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công trở nên yếu đuối, chậm phát triển và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường khác.

  • Giảm chất lượng hạt: Sâu cuốn lá làm giảm chất lượng hạt, khi sâu tấn công vào giai đoạn làm đòng trổ sẽ gây ra tình trạng hạt lúa bị lép lửng dẫn đến giảm năng suất lúa.

 

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Để hạn chế thiệt hại do sâu cuốn lá lúa, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

Xử lý đất và cỏ dại: Làm sạch cỏ dại và xử lý đất trước khi cấy để giảm nơi sinh sản của trứng và ấu trùng.

Điều chỉnh mật độ cấy: Cấy lúa với mật độ hợp lý để giảm mật độ sâu và tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển.

Sử dụng phân bón hợp lý: Bón phân cân đối và hợp lý để cây lúa phát triển khỏe mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra.

Theo dõi và phát hiện sớm: Thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu cuốn lá nhỏ, nhằm áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời.

Biện pháp điều trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Để xử lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, bà con nên áp dụng phương pháp phun thuốc hóa học. Các loại thuốc chứa hoạt chất như IndoxacarbAbamectin là lựa chọn hiệu quả giúp kiểm soát sâu, ngăn ngừa sự lây lan và bảo vệ năng suất lúa.

Hiện nay, Công ty TNHH Minh Long Agro có sản phẩm ABACARB 50EC chứa thành phần Indoxacarb và Abamectin. Sản phẩm này có tác dụng phổ rộng, có tác động tiếp xúc, vị độc. Thuốc dẫn truyền xung động thần kinh làm cho hệ thần kinh của sâu bị tê liệt, sâu ngưng phá hại, không di chuyển và chết.

Đối tượngLiều lượng
Liều dùng: 0.4 lít/ha
Sâu cuốn láPha 40ml - 50ml/bình 25 lít.
Phun khi sâu non (1-2) mới xuất hiện, mật độ khoảng 10 - 20 con/cây.

Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bà con trang bị kiến thức để phòng ngừa và kiểm soát sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả, từ đó bảo vệ mùa màng và gia tăng năng suất lúa.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp hiệu quả, hãy truy cập vào website minhlongagro.com/products/abacarb-50ec hoặc gọi đến số hotline: 1900 8982

__________________________________________

CÔNG TY TNHH MINH LONG AGRO

Địa chỉ: 137 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 8982

Website: https://minhlongagro.com/

Đang xem: Cách phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả