Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa trong Giai Đoạn Làm Đòng - Trổ
Giai đoạn làm đòng - trổ là một phần quan trọng trong chu kỳ phát triển của cây lúa. Trong giai đoạn này, lúa bước vào một giai đoạn quan trọng để phát triển hệ thống rễ mạnh mẽ và đạt khả năng sản xuất tối đa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình kỹ thuật chăm sóc lúa trong giai đoạn làm đòng - trổ, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vậy cây lúa cần chăm sóc như thế nào ở giai đoạn trổ bông? Cây lúa trong giai đoạn trổ cần lưu ý những loại sâu bệnh hại nào?
Ở giai đoạn cây lúa trổ bông là giai đoạn quyết định đến năng suất của cây lúa. Để có một mùa bội thu Minh Long sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây lúa để đạt được năng suất tối đa.
1. Chăm sóc cây lúa giai đoạn làm đòng
1.1 Bón phân cho cây lúa giai đoạn đón đòng
Bón phân cho lúa trong giai đoạn đón đòng được xem là đợt phân cuối cùng trong vòng đời phát triển cây lúa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.
Để bón phân hiệu quả khi phát hiện 50% diện tích lúa từ 1 – 20mm, bà con cần bổ sung Đạm và Kali cho lúa. Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho lúa chiếm 70% và lượng Đạm chỉ bón 30% thoe quy trình chăm sóc lúa.
Lưu ý: nên bón theo nguyên tắc chung nếu ruộng xanh thì giảm Đạm tăng Kali, nếu ruộng vàng thì cần cung cấp thêm đạm.
1.2 Cung cấp nước cho cây lúa
Ở giai đoạn cây lúa trổ cần đảm bảo đủ lượng nước cho cây lúa, mực nước trong ruộng cần đạt từ 5cm – 7cm.
Tuy nhiên mực nước trong ruộng khong được cao quá 7cm sẽ có nguy cơ sâu hại tấn công cây lúa.
1.3 Phòng trừ sâu hại trong giai đoạn làm đòng
Ở giai đoạn làm đòng thường gặp một số bệnh hại như: Sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn và đặc biệt khi thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh.
1.4 Bổ sung thêm các vi lượng thiết yếu cho cây lúa
Bo, K2O, P205, N,… là các thành phần dinh dưỡng giúp kích đòng lớn nhanh và khỏe. Tăng khả năng thụ phấn và tạo hạt hạn chế rụng hạt và đổ ngã. Việc bổ sung thêm các vi lượng thiết yếu giúp tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, hiệu quả tối đã trong quá trình trao đổi chất trong cây lúa.
2. Chăm sóc cây lúa trong giai đoạn trổ bông
Ở giai đoạn này bà con hạn chế đưa phân vào ruộng. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45 – 48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa.
Bên cạnh đó, thường xuyên thăm đồng để quản lý sâu hại tấn công kịp thời. Ở giai đoạn này bà con cần chú ý đến các loại sâu bệnh hại tấn công như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn, các loại rầy. Áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tùy thuốc vào từng vụ mùa mà mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau trên cây lúa.
3. Giải pháp giúp lúa khỏe, đạt năng suất cao
Sản Phẩm SOLIDO giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, Ngoài việc giúp đòng lớn nhanh, mập khỏe còn giúp cây tăng khả năng thụ phấn hạn chế đổ ngã. Kèm với đó bà con có thể sử dụng sản phẩm Kali Sữa giúp cây nuôi hạt từ những hạt đầu bông đến hạt trong cây. Nâng cao khả năng đề kháng, giúp cây lúa phát triển tốt tỏng điều kiện bất lợi.
Quy trình kỹ thuật chăm sóc lúa trong giai đoạn làm đòng - trổ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa và tối đa hóa năng suất. Bằng việc thực hiện đúng các bước và chú trọng vào việc quản lý nước tưới, bón phân, và kiểm soát sâu bệnh, người nông dân có thể đảm bảo rằng cây lúa sẽ phát triển khỏe mạnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao.
Để tìm hiểu thêm về các giải pháp hiệu quả, hãy truy cập vào website https://minhlongagro.com/products/bonitahoặc gọi đến số hotline 1900 8982
----------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH MINH LONG AGRO
Địa chỉ: 137 Trần Xuân Soạn, Q.7, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 1900 8982
Website: minhlongagro.com