Sâu đục thân hại lúa và cách quản lý

16/03/2024 08:12:16

Sâu đục thân là một trong những đối tượng dịch hại gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất và chất lượng lúa, để hạn chế sâu đục thân hại lúa, bà con cần chủ động phòng trừ và sử dụng các sản phẩm phù hợp.

Sâu đục thân là gì?

Sâu đục thân hại lúa có tên khoa học là Chilo suppressalis Walker, là đối tượng dịch hại chính trên ruộng lúa, chúng có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa và thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao. Chúng sống ký sinh trong thân cây, bướm đẻ trứng trên cây, sau đó phát triển thành sâu. Nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa.

Các loại sâu đục thân hại lúa


Có 4 loại sâu đục thân thường gặp trên cây lúa bao gồm: sâu đục thân màu vàng, màu trắng, màu hồng và sọc nâu. Tuy nhiên phổ biến và gây hại nhất ở các tỉnh ĐBSCL là loại sâu đục thân màu vàng và sâu đục thân sọc nâu. Cách phá hoại lúa của chúng đều giống nhau.

 

Hình dạng nhận biết sâu đục thân hại lúa

 

Các dấu hiệu nhận biết sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân thường tấn công cây lúa vào giai đoạn nở bụi tích cực gây hiện tượng chết đọt và giai đoạn lúa trổ gây hiện tượng bông bạc làm lúa bị lép hoàn toàn, trong khi các bụi bên dưới còn xanh.


Cụ thể, khi lúa đẻ nhánh, sâu sẽ đục di chuyển vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hoại chức năng dẫn nhựa, làm cho lá non chuyển sang màu vàng và héo khô. Đến lúc lúa đứng cái làm đòng, sâu tập trung phá hoại bên trong bẹ và đục vào ống, làm hỏng đòng lúa. Ở thời kỳ lúa trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông, bông lúa không trổ hoặc cái hạt bị lép (bạc bông).

 

Hình ảnh lúa bị bạc bông và lá do sâu đục thân hại

Làm thế nào để phòng trừ sâu đục thân hiệu quả?

·         Lựa chọn các giống lúa khỏe, phát triển mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh.

·         Nếu vụ trước bị sâu đục thân, nhộng có thể ẩn trong gốc rạ, cần đốt rơm rạ và lật đất lên sau đó cho ngập nước để tiêu diệt.

·         Khi gieo xạ cần chú ý đến mật độ sạ, không nên sạ quá dày để dễ chăm sóc.

·         Bón phân cân đối, không nên bón thừa đạm, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho lúa.

·         Phun thuốc phòng trừ sâu đục thân vào thời điểm lúa trổ.

·        
Thường xuyên thăm đồng để xác định đúng thời điểm, đối tượng sâu gây hại, nên phun thuốc diệt sâu khi sâu non mới nở đến đạt được hiệu quả cao nhất.

 

Phun thuốc trừ sâu đúng thời điểm để hạn chế dịch hại

Giải pháp diệt trừ sâu đục thân hiệu quả cùng Pandan Japan

Sản phẩm Pandan Japan của công ty TNHH BVTV Minh Long chứa hoạt chất Thiosultap-sodium có tác dụng vị độc, can thiệp vào hoạt động của các thụ thể trong tế bào thần kinh, tiêu diệt được trứng cũng như nhiều loài sâu miệng chích, miệng nhai. Sản phẩm lưu nhẫn rất nhanh và mạnh, hấp thu và tác động cực nhanh nên không sợ bị rửa trôi do mưa. Diệt được sâu cuốn lá, sâu đục thân, muỗi hành và rầy nâu hại lúa.

Liều lượng sử dụng: 30g – 50g/bình 25L.

 

Hình ảnh sản phẩm Pandan Japan

 

Chi tiết về sản phẩm xem tại: https://minhlongagro.com/sanpham-pandanjapan

Quản lý và phòng trừ sâu đục thân hiệu quả sẽ giúp quý bà con nông dân tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và tăng năng suất. Mến chúc quý bà con nông dân một vụ mùa bội thu.

Kiên Giang ngày 19 tháng 8 năm 2023