Phòng ngừa và điều trị sâu cuốn lá trên ruộng lúa

23/12/2023 11:01:32

 

Sâu cuốn lá là một trong những loài sinh vật gây hại có mức ảnh hưởng cao trên ruộng lúa. Với hiện trạng mưa nắng xen kẽ như hiện nay là một điều kiện thuận lợi cho sâu phát triển.

                              hình ảnh sâu cuốn lá trên lúa                              

  

1.     Sâu cuốn lá là gì?

Sâu cuốn lá hại trên cây lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin. Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.

2.     Vòng đời sâu cuốn lá

Trứng: vòng đời 6 – 7 ngày, có hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, sâu cuốn lá cái đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.

Sâu non: vòng đời 14 – 16 ngày, sâu non mới nở thường có màu trắng sữa, khi sâu lớn sẽ có màu xanh lá mạ, thân chia nhiều đốt và dài khoảng 19 – 20mm. Sâu non khi mới nở sẽ bắt đầu ăn lá, đến 2-3 ngày tuổi bắt đầu cuốn lá để trốn, giai đoạn này cũng chính là giai đoạn sâu cuốn lá hại lúa mạnh nhất. 

Nhộng: vòng đời 6 – 7 ngày, có  màu  vàng hoặc nâu đậm, thường nằm trong các lá bị cuốn lại, nhộng dài từ 7 – 10mm.

Sâu trưởng thành: vòng đời 2 – 6 ngày, sâu cuốn lá hại lúa trưởng thành là một loại ngài, mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh.

3.     Biện pháp phòng ngừa sâu cuốn lá

Biện pháp canh tác

Sau mỗi mùa vụ và giai đoạn chuẩn bị vào vụ mới, bà con nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm sạch cỏ dại và các phụ phẩm mùa thu hoạch trước.

 Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp, không nên gieo cấy lúa quá dày.

Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.

Bệnh cạnh bón phân vô cơ thì bà con cũng nên sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp cây trồng tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp hạn chế tác hại của sâu cuốn lá hại lúa.

Làm ruộng, cày đất kỹ sau mỗi mùa vụ để tiêu diệt loại bỏ các ấu trùng, trứng sâu có trong đất.

Biện pháp hoá học

Khi mật độ sâu cuốn lá ở ngưỡng cao, không còn kiểm soát được bằng các biện pháp trên. Nhà nông cần dùng những loại thuốc trừ sâu chuyên dụng như: Gecko 240SC, Tomboy 135WG,…

Hình ảnh sâu cuốn lá chết sau 5 ngày sử dụng GECKO 240SC

Bà con cũng thường xuyên thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu sớm và phun thuốc khi sâu còn ở tuổi 1-2, nếu sâu đã lớn bà con cần phá bao lá trước khi phun thuốc trừ sâu mới có hiệu quả.